Dị dạng mạch máu ngoại biên là gì? Các công bố khoa học về Dị dạng mạch máu ngoại biên

Dị dạng mạch máu ngoại biên là tình trạng khi mạch máu ở phần ngoại biên (như tay, chân, ngón tay, ngón chân) bị thiếu máu hoặc không hoạt động hiệu quả. Điều n...

Dị dạng mạch máu ngoại biên là tình trạng khi mạch máu ở phần ngoại biên (như tay, chân, ngón tay, ngón chân) bị thiếu máu hoặc không hoạt động hiệu quả. Điều này thường xảy ra khi có các vấn đề về mạch máu như hẹp chướng mạch, tắc nghẽn mạch máu, hoặc thối hóa mạch máu. Khi mạch máu không cung cấp đủ máu và dưỡng chất cho các cơ và các cấu trúc ở phần ngoại biên, có thể gây ra các triệu chứng như cảm giác ngứa, tê, co giật, hoặc đau nhức tại khu vực bị dị dạng mạch máu. Nếu không được điều trị, dị dạng mạch máu ngoại biên có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như loét da, nứt da, hoặc viêm nhiễm.
Dị dạng mạch máu ngoại biên có thể là do các vấn đề về mạch máu như:

1. Hẹp chướng mạch: Đây là tình trạng khi các mạch máu bị co lại và gây hẹp chỗ thông suốt cho máu chảy qua. Khi mạch máu bị hẹp, lưu lượng máu cung cấp cho phần ngoại biên bị giảm, dẫn đến thiếu máu và các triệu chứng như cảm giác ngứa, tê, và mất cảm giác ở khu vực bị ảnh hưởng.

2. Tắc nghẽn mạch máu: Đây là tình trạng khi mạch máu bị tắc nghẽn hoàn toàn bởi cặn bã, mảnh vỡ xơ cứng dọng mạch, hoặc cặn bã từ các cơn đứt gãy xử lý phẫu thuật. Tắc nghẽn mạch máu gây cản trở lưu thông máu và gây ra đau nhức, viêm nhiễm, loét da và có thể nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Thối hóa mạch máu: Đây là quá trình mạch máu mất đi độ đàn hồi và trở nên dày và cứng. Khi mạch máu bị thối hóa, chúng không thể mở rộng và co lại linh hoạt như bình thường để thích ứng với sự lưu thông máu. Mạch máu thối hóa gây ra khó khăn trong lưu thông máu và làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho phần ngoại biên, dẫn đến thiếu máu và các triệu chứng như cảm giác ngứa, tê, và mất cảm giác.

Các nguyên nhân chính gây ra dị dạng mạch máu ngoại biên bao gồm tình trạng tiền điều trị như đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh về thận, béo phì, hút thuốc lá, mỡ trong máu cao, và lão hóa. Điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên thường bao gồm thay đổi lối sống, các biện pháp kiểm soát tình trạng tiền điều trị và/hoặc thuốc hoặc phẫu thuật để cải thiện lưu thông máu.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "dị dạng mạch máu ngoại biên":

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN BẰNG TIÊM CỒN TUYỆT ĐỐI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 502 Số 2 - 2021
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị dị dạng mạch máu ngoại biên bằng tiêm cồn tuyệt đối. Phương pháp: Tiến cứu hàng loạt ca bệnh, có can thiệp không nhóm chứng các bệnh nhân có chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên từ tháng 06/2016 đến tháng 03/2019 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được trải qua các bước khám lâm sàng, hình ảnh học. Chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên dựa vào phân loại của ISSVA 2014 và tiến hành can thiệp điều trị bằng tiêm cồn tuyệt đối. Kết quả: Có 103 BN thoả điều kiện nghiên cứu, trong đó có 35 nam (34%) và 68 nữ (66%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,2 ± 14,1, trong đó chủ yếu là nhóm > 18 tuổi (55,3%). Kết quả điều trị của chúng tôi cho thấy hơn một nửa các trường hợp dị dạng mạch máu có đáp ứng 50-75% trên hình ảnh học và có cải thiện một phần trên lâm sàng. Tỉ lệ cải thiện >75% trên hình ảnh học cũng tương đối cao (23,8%). Có 1 trường hợp cải thiện 50-75% trên hình ảnh học nhưng lại cải thiện triệu chứng hoàn toàn, và 4 trường hợp cải thiện hoàn toàn cả trên hình ảnh học và triệu chứng lâm sàng. Sự tương quan giữa mức độ cải thiện trên hình ảnh học và mức độ cải thiện triệu chứng là có ý nghĩa thống kê (p=0,047<0,05, phép kiểm chính xác Fisher). Kết luận: Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý dị dạng mạch máu ngoại biên đóng vai trò then chốt trong chẩn đoán xác định và phân loại dị dạng để có kế hoạch điều trị. Điều trị bằng cồn tuyệt đối chứng minh tính hiệu quả với tỷ lệ thành công, cải thiện triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học cao.
#Dị dạng mạch máu ngoại biên #tiêm cồn tuyệt đối qua da
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 503 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên. Phương pháp: Tiến cứu hàng loạt ca bệnh, có can thiệp không nhóm chứng. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2016 đến tháng 03/2019 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Tất cả các bệnh nhân được trải qua các bước khám lâm sàng, chụp cộng hưởng từ và chụp DSA để chẩn đoán xác định cũng như can thiệp điều trị. Chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên dựa vào phân loại của Internal society for the study of vascular anomalies– ISSVA 2014. Kết quả: Có 103 BN thoả điều kiện nghiên cứu, trong đó có 35 nam (34%) và 68 nữ (66%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,2 ± 14,1, trong đó chủ yếu là nhóm > 18 tuổi (55,3%). Chẩn đoán dị dạng mạch máu theo phân loại ISSVA 2014 thì có 72,8% là dị dạng tĩnh mạch (VM), 15,5% dị dạng động tĩnh mạch (AVM), còn lại là các dị dạng mạch máu khác. Không có sự khác biệt về tuổi, giới đối với các loại dị dạng mạch máu. CHT chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp. Tuy nhiên với các dị dạng lưu lượng cao, giá trị chẩn đoán của CHT chỉ là 46,7%. Kết luận: CHT giúp chẩn đoán chính xác, mức độ lan rộng và tương quan với các cấu trúc xung quanh, theo dõi sau điều trị.
#Dị dạng mạch máu ngoại biên #dị dạng bạch mạch #dị dạng tĩnh mạch #dị dạng động tĩnh mạch #dị dạng mao mạch
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH BỆNH LÝ DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 502 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh dị dạng mạch máu ngoại biên. Phương pháp: Tiến cứu hàng loạt ca bệnh, có can thiệp không nhóm chứng các bệnh nhân có chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên từ tháng 06/2016 đến tháng 03/2019 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ theo mẫu bệnh án nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được trải qua các bước khám lâm sàng, hình ảnh học. Chẩn đoán dị dạng mạch máu ngoại biên dựa vào phân loại của ISSVA 2014. Kết quả: Có 103 BN thoả điều kiện nghiên cứu, trong đó có 35 nam (34%) và 68 nữ (66%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 24,2 ± 14,1, trong đó chủ yếu là nhóm > 18 tuổi (55,3%). Chẩn đoán dị dạng mạch máu theo phân loại ISSVA 2014 thì có 72,8% là dị dạng tĩnh mạch (VM), 15,5% dị dạng động tĩnh mạch (AVM), còn lại là các dị dạng mạch máu khác. Không có sự khác biệt về tuổi, giới đối với các loại dị dạng mạch máu. Siêu âm có giá trị chẩn đoán tốt nhất đối với dị dạng bạch mạch (66,7%). CLVT chẩn đoán dị dạng động tĩnh mạch trong 100% các trường hợp. Đối với các dị dạng dòng chậm, CHT chẩn đoán chính xác 100% các trường hợp. Tuy nhiên với các dị dạng lưu lượng cao, giá trị chẩn đoán của CHT chỉ là 46,7%. Kết luận: Siêu âm là phương tiện đầu tay trong chẩn đoán dị dạng mạch máu. CLVT và CHT giúp chẩn đoán chính xác, mức độ lan rộng và tương quan với các cấu trúc xung quanh, theo dõi sau điều trị.
#Dị dạng mạch máu ngoại biên #dị dạng bạch mạch #dị dạng tĩnh mạch #dị dạng động tĩnh mạch #dị dạng mao mạch
BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MRA TWIST TRONG ĐÁNH GIÁ DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG - TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN
Đặt vấn đề: TWIST là một kỹ thuật cộng hưởng từ mạch máu (MRA) với độ phân giải thời gian cao, có thể hiển thị tốt bản đồ cấu trúc mạch máu. Việc xác định các mạch máu nuôi và dẫn lưu của dị dạng thông động-tĩnh mạch ngoại biên (pAVM) là quan trọng để lập kế hoạch điều trị thích hợp. Do đó, chúng tôi khảo sát tính ứng dụng của MRA TWIST trong việc đánh giá pAVM có đối chiếu với chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA).Mục tiêu: Đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM trên MRA TWIST có đổi chiếu với DSA.Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu từ 1/2016 đến 7/2021 được tiến hành trên 25 bệnh nhân (7 nam và 18 nữ; tuổi trung bình 22,2; khoảng từ 3 đến 53 tuổi) có AVM ngoại biên, được chụp MRA TWIST và sau đó được chụp DSA để xác định chẩn đoán. Số lượng và tên của động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu được đánh giá với hai người đọc độc lập. Tỉ lệ chính xác và hệ số Kappa cho sự đồng thuận giữa hai người đọc được tính toán.Kết quả: Đối với động mạch nuôi, MRA TWIST đánh giá chính xác 82,6% ở vùng đầu mặt cổ và 85,7% ở vùng chi khi đối chiếu với DSA. Đối với tĩnh mạch dẫn lưu, TWIST đánh giá chính xác 84% so với DSA. Hệ số Kappa đều cho thấy mức độ đồng thuận tốt trong xác định động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu giữa MRA TWIST và DSA.Kết luận: MRA TWIST là một kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, đánh tin cậy trong đánh giá động mạch nuôi và tĩnh mạch dẫn lưu của pAVM và hữu ích trong lập kế hoạch điều trị nội mạch.
#Dị dạng động - tĩnh mạch (AVM) #cộng hưởng từ mạch máu TWIST #chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA)
Tổng số: 4   
  • 1